Phản biện Chuột khổng lồ

Chuột khổng lồ

Có ý kiến cho rằng hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy chuột nâu ở Anh đang ngày càng trở nên to lớn hơn, khảo sát khoảng hơn 100 con chuột nâu ở trên khắp nước Anh, chiều dài cơ thể lớn nhất của con "siêu chuột" thuộc họ gặm nhấm này là 26 cm, thêm phần đuôi dài khoảng 25 cm nữa vì thế chúng không có gì khác lắm với các con chuột nâu thông thường. Bất cứ bản tin nào trên báo chí nói chuột đang ngày càng to ra đều là mánh lừa bằng kỹ thuật chụp ảnh, bằng cách kéo con chuột cho dài theo chiều dài cánh tay, hoặc đó là một giống chuột cảnh nào đó, chứ không phải là chuột thường.

Một con chuột khổng lồ đã chết được tìm thấy ở Hackney, London vào tháng 3 năm 2016, được cho là to ngang với những đứa trẻ chơi ở quanh đó. Việc sử dụng kỹ xảo phối cảnh khi chụp (forced perspective) đã khiến chủ thể trong ảnh nhìn to hơn thực tế, và vì vậy con chuột nhìn to hơn hẳn. Nhưng mánh lừa bằng ảnh bị lật tẩy, bởi những người hoài nghi đã đo lại các khoảng cách liên quan và nhận ra con thú khổng lồ chỉ có chiều này như bình thường, hay con chuột khổng lồ được tìm thấy tại Đức, người chụp cũng đã thừa nhận rằng con chuột thực chất chỉ dài 30 cm, nặng tầm 2 kg, nhưng góc chụp đã khiến nó trở nên kinh khủng hơn rất nhiều[2].

Nhiều độc giả nghi ngờ hình ảnh về chuột khổng lồ với chiều dài khoảng 1,2 mét, nặng 11 kg trong đường ống ở phía đông London, Anh và khẳng định đây là một trò lừa. Nhiều người bác bỏ tính xác thực của những bức hình này, đây là những con chuột nâu (brown rat) loài chuột cống phổ biến nhất trên thế giới. Chúng không bao giờ đạt đến kích cỡ như đã nêu và con chuột nặng tới 11 kg, khó có thể nhấc được nó chỉ bằng hai cái que kẹp rác, con chuột này chỉ dài khoảng 60 cm (tính cả đuôi), nặng 2 kg. Tất cả đều đến từ một loại nghệ thuật chụp ảnh có tên gọi "forced perspective" luật phối cảnh. Mắt người sẽ nhìn thấy vật càng lớn khi đặt gần, và càng nhỏ khi đặt phía xa, có thể biến một vật có kích cỡ siêu nhỏ thành khổng lồ trong chớp mắt[2].

Những tiểu thương buôn bán ở chợ Ridley Road cho biết đây khả năng là giống chuột cỏ châu Phi, thường được buôn lậu từ châu Phi sang một cách phi pháp. Chuột cỏ châu Phi dài chừng 60 cm, sinh sống ở vùng hạ Sahara, dùng làm thực phẩm rất thơm ngon. Tại London, thị trường tiêu thụ thịt chuột cỏ châu Phi phát triển rất mạnh những năm gần đây, chúng là đặc sản ở Ghana và thường được tuồn lậu bằng cách nhét vào vali và mang vào Anh quốc[6][12]. Các chuyên gia trấn an rằng sự nguy hiểm của loài “siêu chuột” đôi khi được giới truyền thông thổi phồng lên và khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Cũng như mọi con chuột khác, loài “siêu chuột” cũng phải gặm nhấm để mài răng của chúng. Do kích thước răng lớn hơn nên chắc chắn chúng sẽ phá hỏng nhiều đồ đạc chứ không tấn công con người hay ăn thịt mèo[1][9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuột khổng lồ http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/... http://www.doisongphapluat.com/the-gioi/chuyen-la/... http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/song-cung-chuo... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ch... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/si... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/loai-chuot-k... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/xac-chuot-da... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do... http://baodautu.vn/dan-anh-hot-hoang-vi-chuot-to-n... http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/ghe-ron-chuo...